Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Chín, 2011

Nhân dịp phim “Khát vọng Thăng Long” đại diện cho nước ta tham dự Oscar trong hạng mục “Phim nướcngoài xuất sắc”,Ditah đăng lại bài viết cảm nghĩ của Ditah về phim này.

Bài viết của Ditah đã được đăng trên website chính thức của phim “Khát vọng Thăng Long” trong chuyên mục “Cảm nhận của khán giả sau khi xem phim”.

Đề tài: lịch sử,võ thuật

Diễn viên: Ngọc Ngoan,Đình Toàn,Thu Trang,Viết Trinh,Hoàng Thảo…

Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh

Hãng sx:công ty Kỷ Nguyên Sáng

Nước sx:Việt Nam

Ditah blog


Ditah rất thích coi film lịch sử,đặc biệt là những film lịch sử cổ trang!Để làm đc một bộ film lịch sử cổ trang thành công là một điều ko dễ.Ko nói sâu xa,chỉ đơn giản việc tạo dựng khung cảnh,trang phục sao cho phù hợp với bối cảnh lịch sử thời đại mà film đề cập đã là một vấn đề khó khăn và tốn rất nhiều chi phí!Chưa kể đến những vấn đề phức tạp hơn như kịch bản phải làm sao bám sát sự thật lịch sử mà ko quá kể lể,dài dòng.Những film thuộc thể loại này đòi hỏi một kịch bản khéo léo,nội dung film ko chỉ thể hiện đc chất “sử” mà còn phải đảm bảo đc tính “giải trí”(nếu ko film sẽ biến thành film tài liệu mất).


Việt Nam ta có một pho sử đồ sộ,hào hùng và bi tráng,kéo dài hàng nghìn năm!Ditah dám khẳng định,sử Việt ko hề thua kém bất kỳ đất nước nào.Tuy nhiên,có một sự thật là dòng film lịch sử (đặc biệt là sử cổ đại-cận đại) của điện ảnh Việt Nam chưa được khai thác hết tiềm năng.


Trong năm 2010,để chào mừng Đại lễ 1000 năm,có khá nhiều film lịch sử đc dựng nên,như TSHK,LTCGC,ĐTTL.Tất cả những bộ film trên đều là tâm huyết,công sức của nhiều người,nhưng nó đã ko để lại đc nhiều dấu ấn cũng như chịu khá nhiều chỉ trích từ dư luận.


Và “Khát vọng Thăng Long” ra rạp trong sự hoài nghi của nhiều người.


Thật tình mà nói,Ditah ko kỳ vọng nhiều vào film này,Ditah chỉ xem film này với tâm lý của một khán giả muốn ủng hộ film Việt và thích dòng film lịch sử!Và khi xem xong,có thể nói là Ditah cảm thấy hài lòng với bộ film,với những cái mà film đã làm đc.Với cảm nhận riêng của Ditah,có thể nói “Khát vọng Thăng Long” là bộ film lịch sử Việt Nam hay nhất từ trước đến nay.Theo Ditah, film thành công nhất ở ba điểm.


Điểm thành công nhất chính là khung cảnh.Film đã tái hiện đc khung cảnh nước ta khoảng 1000 năm về trước.Dù ko biết khung cảnh ngày xưa nó như thế nào,nhưng ít nhất khi coi film,Ditah cũng cảm nhận đc là ngày xưa nó như thế:những con đường mòn,mái đình,bến nước,ở những đô thị có tường thành bao bọc,bên trong là nhà dân với những bức tường loang lổ cạnh những mái tranh liêu xiêu(mấy bạn đừng nghĩ rằng sao mà nghe nghèo khó quá heng,vì thời đó kỹ thuật,kinh tế chưa phát triển như bây giờ,làm gì có điều kiện xây nhà cửa tươm tất).Kế đến là nếp sinh hoạt,những cảnh sinh hoạt đậm chất nông thôn như họp chợ,dệt lụa,cảnh con nít chạy long bong chơi đùa quanh thôn xóm…làm Ditah cảm thấy xúc động vì tính chân thực cũng như gần gũi của nó!Ở điểm này,có thể nói chưa film cổ trang nào ở Việt Nam làm đc.

Ditah blog


Điểm thành công thứ hai của film là những pha võ thuật.Đạo diễn Lưu Trọng Ninh và chỉ đạo võ thuật Johny Trí Nguyễn đã đưa đc vào film rất nhiều những thế võ cổ truyền.Điển hình là ngón vật(cái môn mà đem lại cho Việt Nam rất nhiều huy chương vàng ở Seagames,mà sao Ditah hok thấy mê trò này).Ngoài ra,còn rất nhiều chiêu đánh kiếm,đánh gậy của Vovinam nữa,cái này Ditah nhìn là biết chiêu Việt Nam như ko biết giải thích thế nào vì Ditah ko phải người học võ.Những chiêu võ trong film rất đẹp mắt,vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ.Những chiêu thức nhìn chân thực,ko giả tạo như trong một số film Trung Quốc hoặc chỉ thiên về sức mạnh cơ bắp như film Mỹ!


Một điểm nổi bật nữa của film theo Ditah là trang phục!Tông màu chủ đạo của “Khát vọng Thăng Long” là nâu đỏ,và những bộ trang phục trong film,từ vương quyền,quan tướng cho đến thứ dân đều mang sắc thái đó.Hình ảnh những cậu bé đóng khố,những cô gái mặc yếm đã tạo nên một “chất Việt” rõ rệt.Điều này đã tạo nên điểm đặc sắc cho film,và khi xem ta biết ngay đó là Việt Nam,ko lẫn vào đâu đc.Nếu nhìn từ câu chuyện của film truyền hình ĐTTL,ta mới thấy điều mà “Khát vọng Thăng Long” làm đc là rất đáng biểu dương.


Film có mở đầu khá hấp dẫn,với cảnh đánh nhau của mấy chú nhóc,đặc biệt là cảnh đuổi bắt bằng trâu(con vật hiền lành,gắn bó với người dân nước ta từ bao đời nay).Lúc này,nhịp film nhanh,hào hứng tạo ấn tượng ban đầu rất tốt.


Xem film này,Ditah đặc biệt ấn tượng với diễn xuất của anh Đình Toàn.Anh thể hiện vai Lê Long Đỉnh quá đạt.Đình Toàn đã làm nổi bật được tính cách độc ác,tàn bạo nơi con người Lê Long Đỉnh.Qua lối diễn xuất của anh,người xem cảm nhận đc sự bất trắc,nham hiểm của vị vua này.Đình Toàn đã thu hút đc người xem qua nét mặt,ánh mắt cũng như từng cử chỉ,điệu bộ!Nhiều lúc,có cảm giác như nhân vật chính của film là Lê Long Đĩnh chứ ko phải Lý Công Uẩn.So với Đình Toàn,diễn xuất của Ngọc Ngoan ko để lại nhiều dấu ấn bằng.Nhưng Ngọc Ngoan đã thể hiện đc sự nhân từ của một người xuất thân nơi cửa Phật,cảnh anh liều thân cứu cô gái có chửa hoang,rồi cảnh anh ôm đứa con của người lính tử trận là những cảnh để lại nhiều dư vị!


Điều Ditah ko thích chính là kết cục của film,dù film làm đúng sự thật lịch sử nhưng có vẻ như điều này đã làm khán giả hụt hẫng.Lẽ ra,lúc này kịch bản nên làm kỹ hơn.Khi sự đối nghịch giữa Lý Công Uẩn và Lê Long Đĩnh trở thành cao trào,đạo diễn có thể khai thác nhiều hơn nữa.Cái hay của một kịch bản film là tạo đc mâu thuẫn,và bằng tính cách các nhân vật,phải làm sao giải quyết mâu thuẫn đó một cách hợp lý.Vì là film lịch sử nên kết cục,diễn biến film ko thể làm một cách tùy tiện mà phải bám theo sự thật.Nhưng một chút hư cấu,cho Lê Long Đĩnh tầm nã Lý Công Uẩn,rồi Lý Công Uẩn chiêu tập binh mã đánh lại triều đình cũng là một điểm hay.Vừa làm thỏa mãn khán giả,vừa làm kịch bản hoàn chỉnh hơn!


Nhìn chung, “Khát vọng Thăng Long” là một bộ film thành công về mặt ý nghĩa cũng như có nhiều giá trị về mặt nghệ thuật.Là người Việt Nam,chúng ta nên ủng hộ và phải xem những film như thế này.


Nếu thường xem film lịch sử Trung Quốc,ta sẽ thấy họ lồng ghép vào đó tư tưởng tự hào dân tộc,tinh thần trung quân ái quốc rất độc đáo và ý nghĩa.Từ từ,tư tưởng đó sẽ thấm nhuần trong tư tưởng của nhiều thế hệ người xem.Đó là cái hay của người Tàu mà chúng ta nên học hỏi.Dòng film lịch sử Việt Nam chưa phát triển,nhưng ko có nghĩa nó ko có cơ hội phát triển.Nếu như có ngày càng nhiều những film như “Khát vọng Thăng Long” đc sản xuất,Ditah tin rằng,dòng film lịch sử Việt Nam sẽ có chỗ đứng trong lòng khán giả.Và qua đó,người Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để ôn lại lịch sử nước nhà và càng tự hào về dân tộc mình hơn!

__________________

Read Full Post »

Phim đã ra rạp lâu rồi,Ditah cũng viết review phim này lâu rồi.Nhưng hôm nay có dịp bàn luận một số phim Việt Nam thời gian gần đây với mấy người bạn nên Ditah đăng lại bài viết này.

Tên tiếng Anh: FLOATING LIVES

Đề tài: Tâm lý

Diễn viên: Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc…

Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình

Hãng sx:BHD

Nước sx:Việt Nam

Độ dài:100 phút

Văn học và điện ảnh là hai phạm trù khác nhau.Văn học có cách thể hiện của văn học,còn điện ảnh cũng có đặc trưng riêng của nó.Để chuyển thể một tác phẩm văn học sang điện ảnh ko phải dễ.Và để một tác phẩm điện ảnh thể hiện đc hết cái hồn,cái ý nghĩa mà tác phẩm văn học đó muốn nói càng khó hơn!

Ditah blog

“Cánh đồng bất tận”(CĐBT) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn viết theo chủ nghĩa hiện sinh.Chủ nghĩa hiện sinh là một cách nghĩ về thân phận con người,nhưng cách nghĩ này có phần cực đoan và nặng nề.Chính vì vậy những tác phẩm về chủ nghĩa hiện sinh đều nhận đc hai luồng ý kiến trái chiều,có người ủng hộ nhưng ko ít người phê phán!Lúc truyện ngắn CĐBT đc xuất bản,nó đã tạo ra một dư luận lớn trên “văn đàn” Việt Nam.Tác phẩm này đã đc chuyển thể sang kịch nói,rồi cải lương.Ở bất kỳ thể loại nào,từ văn học cho đến kịch,…CĐBT cũng khiến người ta phải suy nghĩ.Và khi thông tin CĐBT đc chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh,nó đã trở thành một cơn sốt,một đề tài “hot” cho những người trong nghề,báo chí cũng như người hâm mộ.

Ditah chưa đọc CĐBT nên ko thể so sánh giữa truyện và film có sự khác biệt thế nào,cũng ko biết film đã chuyển tải đc bao nhiêu thông điệp của truyện?Ditah xem film này và cảm nhận nó hoàn toàn dưới góc nhìn của một khán giả điện ảnh.Bạn bè Ditah nhiều đứa đã đọc truyện này rồi,nó nói đặc trưng của truyện là cuộc sống ở miền Tây và “sex”.Trước khi xem film này,Ditah thắc mắc đạo diễn Nguyễn Phan Thanh Bình(NPTB) làm thế nào mà thể hiện đc hết cuộc sống miền Tây vốn phong phú,đa dạng…Rồi còn “sex”,vấn đề này vốn nhạy cảm và nó càng tế nhị hơn đối với một dân tộc Á Đông như Việt Nam,phải làm sao để làm những cảnh ấy mà ko quá dung tục!?

Ditah đã xem và cảm thấy hài lòng về bộ film.Film đã vẽ đc hình ảnh cuộc sống miền Tây với sông nước,những chiếc thuyền,những cánh đồng và đậm nét trong đó là thân phận những con người.Ditah thích phần hình ảnh trong film.Những hình ảnh đó đều đẹp nhưng mang sắc thái buồn.Buồn cũng là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt chiều dài bộ film.Đã là film buồn thì phải khiến người xem xúc động và trăn trở cùng những nhân vật.Có thể nói,đạo diễn NPTB đã làm đc điều này.Chúng ta có thể trách ông Út Võ sao quá độc ác,ích kỷ nhưng vẫn có thể thông cảm cho ông.Chúng ta thương số phận bấp bênh,khao khát hạnh phúc của những đứa trẻ như Nương,Điền hay cuộc đời trôi nổi,bị chà đạp đến tận cùng của “cô gái bán hoa” tên Sương.

Đó là những phần film làm đc nhưng cũng có nhiều điểm mà Ditah thấy film làm chưa tới.Film có nhiều điểm vô lý mà khán giả xem phim sẽ dễ dàng nhận ra nếu tinh ý.Ao sen thường cạn nước và rất dơ,nhiều bùn nhưng ko hiểu sao đạo diễn lại cho Sương vô đó tắm ngon lành???Gia đình ông Út Võ sống rày đây mai đó,nhưng ko hiểu sao đi đến đâu ổng cũng có nguyên một đàn vịt để chăng?Giả sử là ổng có thuê thuyền chở đi nhưng nếu xem kỹ chúng ta ko thấy con thuyền chở vịt đó nằm ở đâu?Theo lời kể của Nương,từ khi giận má,ba tụi nó ko nói lời nào mà chỉ tằng hắng.Nhưng xem film,Ditah thấy ông Út ho là nhiều chứ ko có tằng hắng!!!Còn nhiều sạn nữa,nhưng Ditah chỉ kể đại diện vài chi tiết như vậy thôi!

Khi đọc truyện,chúng ta thường bắt gặp “lời dẫn truyện”.Ta có thể xem đó là một người đứng ngoài câu chuyện,quan sát và kể lại nó theo cái nhìn khách quan!Trong film,ta sẽ bắt gặp lời dẫn truyện của Nương.Vấn đề này Ditah ko bình luận nhưng Ditah thấy nó có vẻ khập khiếng sao đó,ko đc tự nhiên cho lắm.Như Ditah đã nói,film có cách thể hiện riêng,đó là hình ảnh.Trong film có rất nhiều chi tiết hay để đạo diễn có thể khai thác nhưng NPTB lại để nó trôi qua một cách đơn giản,như việc: 2 đứa trẻ Nương,Điền nghe theo tiếng tằng hắng của ba nó mà đoán ý,việc Nương nhớ mẹ,những hành động khiến Điền có thể iêu Sương.Lẽ ra đạo diễn có thể khai thác nhiều hơn nữa những chi tiết đó chứ ko chỉ là 1-2 câu thoại ngắn ngủi.

Tựa film là “cánh đồng bất tận” nhưng hình ảnh về cánh đồng lại hơi ít và ko thực sự tạo ấn tượng với người xem.Có lẽ chỉ duy nhất cảnh Sương ra đi vào giữa cánh đồng mênh mông là thể hiện đc cái hồn và tiêu đề tác phẩm,

Film có dàn diễn viên rất nổi tiếng như Dustin Nguyễn,Đỗ Thị Hải Yến,Tăng Thanh Hà.Nhưng để lại ấn tượng cho khán giả có lẽ chỉ có 2 bạn teen Lan Ngọc và Thanh Hòa.Anh Dustin chỉ diễn tròn vai,anh đã ko nêu bật đc hình ảnh một người nông dân lam lũ vì hận đời mà trở nên tàn nhẫn,độc ác!Vai diễn của Tăng Thanh Hà quá ngắn và ko thể hiện đc nội tâm của một người đàn bà ham giàu sang mà bỏ cả gia đình!Hải Yến diễn tốt vai của một cô gái ăn sương sành đời,nhất là đoạn đầu tới giữa film,nhưng phần cuối thấy chị diễn có vẻ hơi “đuối”.

Lan Ngọc và Thanh Hòa chắc chắn sẽ là những diễn viên giỏi trong tương lai,nếu 2 bạn chịu đầu tư và cố gắng học hỏi.Những cảnh có thể làm khán giả rơi nước mắt,theo Ditah nghĩ chỉ đến từ 2 bạn diễn viên này.2 bạn đã làm film thêm phần sinh động với nét diễn hồn nhiên,ngây thơ,trong sáng.Ở cảnh Nương bị cưỡng bức lúc cuối film,Lan Ngọc thể hiện gương mặt căm lặng,đau xót,thẫn thờ,Ditah coi cảnh đó mà trong lòng cảm thấy thương xót cho số phận của một cô gái ngây thơ ko đc hưởng sự yêu thương của gia đình,muốn tìm một sự che chở nhỏ nhoi mà ko có…Lan Ngọc thể hiện vai Nương rất sâu sắc với cái nhìn của một đứa con gái mới lớn.Đặc biêt Ditah thích những câu nói đời thường mộc mạc đậm chất miền Tây như: “ga guộng(ra ruộng).,phải òi(phải rồi),mấy ngừ(mấy người) …”của Lan Ngọc.Ditah thích giọng miền Nam dân dã đó,tiếc là những giọng nói như vậy bây giờ ngày càng hiếm đi!Thanh Hòa đã diễn đc hình ảnh của một thằng con trai quê với sự thật thà,nhưng cộc cằn,dám iêu,dám hận và biết phân biệt đâu là tốt,đâu là xấu.

Ditah blog

Ditah từ nhỏ lớn lên ở thành thị,ít có dịp tiếp xúc với miền quê,Ditah ko tin ở ngoài đời lại có cuộc sống như trong film.Nhưng nge nhỏ bạn đi coi chung nói,thật ra ở quê hiện giờ vẫn còn những cảnh đời như vậy:người dân ko có nhà,phải sống trong những chiếc ghe,ko việc làm,ko nơi nương tựa… Coi film Ditah thường hay liên tưởng đến cuộc sống.Người miền Tây cần cù làm ăn,chịu thương chịu khó mà sao họ vẫn cứ nghèo?Nguyên nhân đó nằm ở đâu,Ditah ko nghĩ nguyên nhân lại đến từ bản thân họ,hoặc từ những người cùng chung số phận nghèo khó-giả làm cán bộ như trong film,mà bắt nguồn từ một hệ thống!Liệu xã hội đó có công bằng hay ko khi mà những điều bất công,bạo hành vẫn diễn ra ngày ngày?

Con người ai cũng muốn iêu và khát khao đc iêu thương.Những thân phận trong film CĐBT cũng từ mong muốn đó mà nảy sinh ra những bi kịch!Gieo nhân nào gặt quả đó!Điều này đã đc thể hiện rõ trong film.Ông Út Võ vì hận vợ mình mà xa lánh cuộc đời,hận mình,hận đời,cuối cùng cái kết mà ông nhận lấy là mất đi người phụ nữ iêu mình,mất đi người con trai và làm ảnh hưởng cuộc đời của cô con gái…Hy vọng con người sẽ iêu thương,thông cảm nhau nhiều hơn nữa để những bất công đó ko còn!

Read Full Post »